Dạy nghề để “cai nghiện bền vững”
Khác hẳn với nhiệm vụ đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề thuần túy, tại Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La, là một đơn vị chuyên biệt vừa tổ chức cai nghiện, đồng thời, tổ chức dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy. Ở đây dạy nghề chính là để “cai nghiện bền vững”, điều này luôn được Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La luôn đề cao. Nhưng dạy nghề như thế nào để học viên học được nghề một cách thành thạo và có thể thạo việc khi trở về tái hòa nhập với cộng đồng sẽ làm được những công việc không chỉ đòi hỏi có sức khỏe mà cần sự khéo léo trong việc áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
![]() |
Các học viên được dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La |
Trung tâm Giao dục lao động tỉnh Sơn La là một cơ sở tổ chức cai nghiện tập trung cho những người mắc nghiên chất ma tuý. Ở đây, có khung cảnh của những khuôn viên nhỏ do chính các học viên cai nghiện khéo léo tạo nên, tại khu sản xuất như nông trại với các loại cây trồng, con nuôi được bố trí quy củ và khoa học. Vui hơn cả là ở đây, có nhiều học viên sau cai nghiện đã biết thao tác những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao và phức tạp, như: Chế tác các đồ gia dụng tinh xảo, ghép mắt các loại cây trồng v.v. Có được kết quả này, chính là sự đổi mới phương pháp đào tạo dạy nghề cho các học viên cai nghiện nhằm thể hiện mục tiêu của Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La.Trước khi đến tìm hiểu những công việc đào tạo nghề cho những học viên đang cai nghiện và sau cai nghiện ở đây, chúng tôi đã có dịp được tìm hiểu tâm tư và những ước muốn của người thân những học viên đang được giáo dục lao động ở đây và được biết: Nếu như khi đi cai nghiện về mà không có công ăn việc làm ổn định và môi trường xung quanh vẫn còn tệ nạn này, thì người thân của họ khó mà có cơ hội để trở lại với cuộc đời của người lao động chân chính. Do vậy, chúng tôi rất mừng khi thấy được quy trình cai nghiện theo giai đoạn và được tiếp tục lao động, học tập, sinh hoạt trong một môi trường lành mạnh, có điều kiện cách ly hẳn với ma túy. Hơn thế nữa người đến cai nghiện tại đây còn được ở lại tiếp tục vừa học văn hóa, học nghề vừa lao động trong một môi trường lành mạnh. Đây vừa là cơ hội vừa là điều kiện thuận lợi nhất để người nghiện làm lại cuộc đời. Nên hầu hết thân nhân của các học viên đều cho rằng giai đoạn hậu cai nghiện ở Trung tâm sẽ là thời gian tốt nhất để người nghiện rèn luyện trở thành người hữu ích khi tái hòa nhập xã hội.Theo như thông báo kế hoạch của Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La, hàng năm Trung tâm tiếp nhận đến nghìn học viên vào cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc, kết hợp quản lý sau cai đối với các học viên được cai nghiện. Ở đây, tất cả các học viên đều sẽ được bố trí chỗ ở có các tiện nghi cần thiết và được học nghề theo nguyện vọng và phù hợp với nhu cầu của mỗi người. Khicai nghiện, học viên được học nghề kết hợp với lao động trị liệu, lao động sản xuất nhằm phục hồi sức khỏe. Các nghề được dạy phổ biến như: Cơ khí, may công nghiệp, trồng trọt, thủ công mỹ nghề, cắt tóc, mộc dân dụng…Ở đây, không thể giáo dục học viên bằng mệnh lệnh mà phải kiên trì vận động, thuyết phục theo kiểu “mưa dầm thấm đất” “ cầm tay chỉ việc”. Vậy nên, rất có tác dụng. Học viên đi làm ở bất cứ công việc nào đều được đào tạo từng bước. Một ngày chưa hiểu hết việc, hai ngày chưa rõ hết việc cần phải làm thì nhiều ngày sau đó tất sẽ quen việc, biết việc và thuần thục với những công việc tưởng chừng là không thể. Với nhiều học viên ở Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La, trước đây những công việc trồng rau màu hay chăn nuôi con bò, con lợn... là hoàn toàn xa lạ và không biết cách chăm sóc, nhưng nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo các cán bộ, nhân viên kỹ thuật của Trung tâm, nên qua các năm đã có hàng trăm học viên được đào tạo nghề về kỹ thuật trồng các loại cây, chăm sóc các loại con theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Những công việc được học, được làm tại Trung tâm đã giúp cho nhiều học viên có thêm những kỹ năng cần thiết trong sản xuất và tự tin vào bản thân mình hơn. Những năm trước đây, Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La chỉ xác định: Công tác lao động sản xuất là một phần công việc để mỗi học viên từng bước nâng cao thể trạng sức khỏe, cân bằng trạng thái cuộc sống hàng ngày sau khi cai và cũng một phần để cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ cho các bữa ăn hàng ngày của họ. Còn giờ đây, tiếp tục công việc đó, học viên còn được đào tạo nâng cao trình độ để sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa bảo đảm an toàn xuất bán ra thị trường. Sau khi hoàn thành thời gian tập trung cai nghiện tại Trung tâm các học viên tham gia học nghề đều được cấp chứng chỉ nghề . Điểm khác biệt lớn nhất trong công tác đào tạo nghề cho học viên cai nghiện trong các năm 2014, 2015, là: có hơn 300 học viên đã được đào tạo nghề nâng cao về áp dụng các công nghệ vào sản xuất một số loại giống cây trồng đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao. Trong công tác đào tạo nghề ở Trung tâm Giáo dục lao động tỉnh Sơn La, những năm qua đã tạo điều kiện cho tất các các học viên được thực hiện theo quy trình các bước về cai nghiện, chữa bệnh phục hồi sức khỏe . Đối với nhiều học viên không biết chữ còn được tham gia các lớp xóa mù chữ. Do vậy, công tác đào tạo nghề cho các học viên cai nghiện luôn được vận dụng một cách linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật: Những luống rau xanh tươi tắn, những đàn lợn con đẹp như tranh, những con lợn béo chuẩn bị xuất chuồng, những giống cây trồng đang vươn lên từ trên những mắt ghép, đó chính là thành quả của các học viên cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động Sơn La tự tay chăm sóc và sản xuất ra qua các lớp đào tạo nghề. Dạy nghề chính là để “cai nghiện bền vững” là hướng đi có giá trị nhân văn sâu sắc để những người sau cai nghiện trở về với gia đình và cộng đồng xã hội thêm tự tin để làm những công việc có ích mà họ đã học và làm được tạiTrung tâm Giáo dục lao động Sơn La. Nguồn: (http://sonlatv.vn) |