Ngày 07 tháng 9 năm 2020 tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Cục phòng, chống tệ nạn xã hội và Cục cảnh sát điều tra tội phạm (C04) đến khảo sát khảo sát, trao đổi về dự án sửa luật PCMT và xây dựng Chương trình cai nghiện ma túy giai đoạn 2021-2025 ở Sơn La. Tham dự có đồng chí Lê Văn Khánh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, chủ trì buổi khảo sát; đại diện tổ soạn thảo Luật Phòng, chống ma túy, thuộc Cục cảnh sát điều tra tội phạm (C04); Phòng PCTNXH, Sở Lao động Thương binh & Xã hội; đại diện lãnh đạo Công an huyện Mai Sơn, tòa án huyện Mai Sơn, phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Mai Sơn cùng các đồng chí Lãnh đạo và viên chức Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh.
Tại buổi làm việc các đại biểu đã tập trung phân tích một số ý kiến về các khó khăn bất cập, cụ thể:
* Về khó khăn:
+ Công tác đổi mới và nâng cao hiệu quả cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng trong tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ sở vật chất ( phục vụ cho cắt cơn và hỗ trợ y tế thực hiện quy trình cai nghiện); về nhân lực, "Tổ công tác cai nghiện" tuy số đông và đầy đủ thành phần nhưng phần lớn là kiêm nhiệm, thiếu về chuyên môn, kỹ năng chuyên biệt về y tế, về tâm lý xã hội...
+ Hệ thống mạng lưới Cơ sở Cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh còn có sự bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý, cai nghiện ma túy trong tình hình mới.
Đồng chí Lê Văn Khánh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, chủ trì buổi khảo sát
+ Thời gian lập hồ sơ đưa người nghiện vào Cơ sở cai nghiện còn mất rất nhiều thời gian.
+ Theo quy định của Thông tư Cơ sở có từ 100 học viên trở lên thì có Giám đốc và không quá 2 Phó Giám đốc. Căn cứ trên thực tế công tác quản lý học viên của Cơ sở luôn dao động trong khoảng 1.500-1.900 học viên/ thời điểm, nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau, có thêm cơ sở vệ tinh xa trụ sở chính, số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định trên rất khó khăn cho công tác quản lý điều hành.
+ Hiện nay nghiện ma túy tổng hợp đang có xu hướng tăng nhanh, người nghiện thường có những biểu hiện của rối loạn hành vi, ảo giác, hoang tưởng và thường có những hành vi tự thương, chống người thi hành công vụ và những biểu hiện tâm thần khác. Việc quản lý cai nghiện cho các đối tượng này trong quá trình điều trị rất khó khăn, thời gian điều trị kéo dài. Khi học viên vi phạm thì chưa có chế tài xử lý để mang tính răn đe. Định mức biên chế 1 cán bộ quản lý ít nhất 9 học viên bắt buộc và 1 cán bộ quản lý ít nhất 11 học viên tự nguyện không phù hợp với thực tế quản lý, cai nghiện trong tình hình hiện nay.
+ Theo Thông tư quy định các địa phương tùy tình hình thực tế được thành lập các ban, khu, đội, điểm vệ tinh tuy nhiên không quy định tổ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các bộ phận này. Vị trí Trưởng, phó khu, đội, điểm vệ tinh thuộc nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ quản lý điều hành nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về chế độ phụ cấp chức vụ.
+ Công tác hỗ trợ về học nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện còn nhiều hạn chế, do nguồn kinh phí đầu tư cho công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện (kể cả ở Cơ sở Điều trị nghiện ma túy cũng như ở cộng đồng) còn rất hạn hẹp.
+ Phần lớn người nghiện ma túy có trình độ học vấn thấp, là người nghèo hoặc bị nghèo hóa sau khi nghiện và thường là không có nghề nghiệp, khả năng tự tạo làm việc làm và tìm việc làm cho người sau cai còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp ( nhất là các doanh nghiệp lớn, tính chuyên nghiệp và công nghệ cao), còn e ngại không muốn nhận người sau cai vào làm việc.
+ Lực lượng cán bộ đông chưa được chuẩn hóa về bằng cấp chuyên môn phù hơp với quy định hiện hành. Việc đào tạo chuẩn hóa văn bằng, chứng chỉ đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh còn gặp nhiều khó khăn do có nhiều loại văn bằng chứng chỉ cần phải hoàn thiện. Thời điểm ban đầu khi tuyển dụng không quy định, yêu cầu, hướng dẫn cụ thể về trình độ chuyên môn, năm 2015 thông tư 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV mới quy định cụ thể. Do đó đề nghị thực hiện chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng đối với viên chức tuyển dụng sau thời điểm năm 2015 khi thông tư Thông tư 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV có hiệu lực. Đối với viên chức tuyển dụng trước năm 2015 thì chỉ cần học thêm chứng chỉ để chuyển đổi.
* Dựa trên một số khó khăn còn đang bất cập đã có một số kiến nghị:
+ Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét trình cấp có thẩm quyền đưa công tác cai nghiện ma túy vào danh mục quy định các nghề độc hại, nguy hiểm.
+ Đề nghị Bộ Lao động- TBXH hướng dẫn, đầu tư cho tỉnh Sơn La thành lập thêm 01 Cơ sở Điều trị nghiện ma túy với quy mô dung nạp 200 người/thời điểm nhằm giảm tải số lượng học viên ra, vào Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh.
+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, tạo thuận lợi cho công tác phòng, chống ma túy.
+ Ban hành Thông tư, Hướng dẫn, chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp học viên vi phạm trong các Cơ sở cai nghiện đảm bảo tính răn đe.
+ Quy định về tổ chức cai nghiện bắt buộc tại gia đình, tại cộng đồng tại Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ.
+ Sửa đổi, bổ sung cụ thể hơn các nội dung trong thông tư số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 9/7/2015 quy định thẩm quyền thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy theo hướng đảm bảo chặt chẽ quản lý các đối tượng trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy tại các cơ sở theo đúng pháp luật.
+ Sửa đổi định mức cán bộ quản lý học viên; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tăng số lượng lãnh đạo quản lý cấp phó Giám đốc; cơ cấu tổ chức của ban, khu, đội, điểm vệ tinh và chế độ phụ cấp đối với các trưởng, phó ban, khu, đội, điểm vệ tinh được quy định trong Thông tư 25/2018/TT-BLĐTBXH.
+ Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV, ngày 19/8/2015 về việc quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
Kết luận tại buổi làm việc đồng chí Lê Văn Khánh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo của Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh cho buổi làm việc của đoàn. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, đoàn khảo sát sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến để tiếp tục nghiên cứu dựa trên các quy định hiện hành liên quan và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm cai nghiện ma túy của 1 số quốc gia phát triển, chỉnh sửa, bổ sung trình Quốc hội thông qua để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay./.
VIDEO, HÌNH ẢNH BUỔI LÀM VIỆC
Video buổi làm việc
(Nguồn: sonlatv.vn)
Tin liên quan: UBTV Quốc Hội họp thảo luận cho ý kiến sửa đổi Luật phòng, chống ma túy
(Nguồn: vtvgo.vn)
Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc
Ý kiến trao đổi của đồng chí Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng phòng phòng, chống tệ nạn xã hội
Ý kiến trao đổi của đồng chí Đoàn Văn Tứ, Giám đốc Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh
Ý kiến trao đổi của Toàn án huyện Mai Sơn