Khi nhắc đến hai từ ma túy, nhiều người trong chúng ta có thể đã nghĩ về Sơn la. Với 250 km đường biên giới, địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, dân trí thấp, lại rất gần tam giác vàng - vương quốc của ma túy, nên từ lâu, Sơn La đã trở thành địa bàn “lý tưởng” để các đối tượng buôn bán “cái chết trắng” chúng chọn nơi đây làm “căn cứ hoạt động”. Và Sơn la nghiễm nhiên trở thành cung đường buôn bán và vận chuyển ma túy đầy lợi hại.
Vào những năm 2000, tình hình nghiện ma túy trên toàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, số người nghiện tăng nhanh, Dân số toàn tỉnh khoảng 1 triệu người thì có tới trên 18 nghìn người nghiện ma túy (đã có hồ sơ quản lý), đứng đầu cả nước về tỷ lệ người nghiện trên tổng dân số. Như vậy có nghĩa Sơn La có gần 2% dân số mắc nghiện.
Ma túy là vấn nạn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.Có những Bản làng nhà nhà có người nghiện, từ già đến trẻ và có cả phụ nữ cũng sử dụng ma túy. Vấn đề bức thiết đặt ra tại thời điểm đó là phải thành lập Trung tâm chữa trị cai nghiện có quy mô thu dung lớn để giải quyết vấn đề bức xúc của xã hội.
Trăn trở với những nỗi đau do ma túy tàn phá xã hội mà người bác sỹ vốn là lãnh đạo khoa ngoại ở bệnh viện đa khoa tỉnh. Người đã chứng kiến nhiều ca nhập viện vì ma túy, thực hiện điều động của tỉnh đồng chí đã tạm gác lại lòng yêu nghề để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mới. Với cuuwong vị là Chi cục trưởng Chi cục PCTNXH, trước thực trạng về ma túy đồng chí đã xây dựng đề án thành lập Trung tâm Giáo dục Lao động tỉnh ( Nay là Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh)
Sau khi có Quyết định số: 08/2003/QĐ-UB ngày 13/01/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Cơ sở Điều trị nghiện ma túy được thành lập với muôn vàn những khó khăn, thiếu thốn và thách thức. Chỉ với 4 phòng chuyên môn và 25 biên chế, địa bàn Trung tâm rộng lớn lại có đường dân sinh đi qua chưa có tường bao quanh thành phần các học viên rất phức tạp, có nhiều học viên là những thành phần bất hảo trong xã hội và phần lớn các học viên là người dân tộc vùng sâu vùng xa, không biết chữ, hiểu biết hạn hẹp nên đã mắc nghiện ma túy, lên rất khó khăn trong việc tuyên truyền và quản lý. Nhưng với tấm lòng của người bác sỹ. Đồng chí Đào Văn Hạnh đã chỉ đạo cán bộ Cơ sở quản lý, chăm sóc và giáo dục các học viên bằng sự chân thành, lắng nghe, đồng cảm. Vì lẽ đó sự phá hoại, phản kháng có thể nói là dữ dội của các học viên những ngày đầu đã dần ít đi. Cơ sở đã dần hoạt động vào nề nếp.
Nói thì dễ nhưng để hàng ngày các cán bộ phải tiếp xúc để chữa trị cho các học viên thật là khó là cả một sự hy sinh. Đồng chí Đào Văn Hạnh, Giám đốc trung tâm đã trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo cán bộ thật tỉ mỉ từng công việc và đến từng buồng học viên quan tâm từng bữa ăn, giấc ngủ cho học viên. Để ý từng hoàn cảnh sở trường của cán bộ để sắp xếp vị trí công việc cho phù hợp với năng lực.Và ít ai biết được chiều 30 tết khi mọi người quây quần ấm cúng bên mâm cơm gia đình, thì đồng chí năm nào cũng vậy, đến từng buồng học viên bắt tay chia sẻ động viên các em và cán bộ trực. Cảm nhận được sự tâm huyết, chân thành của người giám đốc các học viên cũng vơi đi nỗi nhớ nhà đã không còn ý nghĩ phá hoại hay trốn trại nữa mà quyết tâm cai nghiện. Từ năm 2003 đến nay Cơ sở đã thu dung, chữa trị cho gần 20.000 lượt học viên là người nghiện ma túy. Tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Bác sỹ Hạnh Tâm sự: cái khó khăn nhất cho đến nay đó là Nhiều học viên vào Cơ sở chưa trị mang theo nhiều bệnh xã hội trên người cùng với ma túy tàn phá cơ thể, nhất là học viên bị nhiễm HIV/ AIDS giai đoạn cuối. Nhiều học viên còn bị gia đình bỏ mặc, Cơ sở phải bố trí cán bộ chăm sóc và tôi chỉ có một nung nấu sẽ xây dựng Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh “ Khang trang, sạch đẹp như công viên. Rèn luyện, học tập như trường học. Kỷ cương, kỷ luật như quân đội. Điều trị, chữa bệnh như bệnh viện. Lao đông, sản xuất như một doanh nghiệp”.
Nói đi đôi với làm. Đồng chí đã bắt tay vào thực hiện, xây dựng Cơ sở phát triển, đến Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh ngày hôm nay chúng ta sẽ thấy được những cơ ngơi bề thế, khang trang, sạch sẽ như công viên cán bộ và học viên sinh hoạt đều đặn, ngăn nắp, kỷ luật như doanh trại quân đội. Từ vùng đất hoang sơ cằn cỗi bạc màu toàn cỏ tranh và cỏ lau lách đã dần hiện lên một môi trường xanh ngút mắt với hồ cá, đồi cà phê và các trang trại chăn nuôi, nhà xưởng quy mô, như một xã hội thu nhỏ. Chúng ta sẽ liên tưởng đến trường học khi thấy được những lớp học từ xóa mù chữ đến những lớp học nghề gò hàn cơ khí hay lớp dạy trồng nấm làm nghề thợ mộc. Cũng có thể có người nghĩ rằng đây phải chăng là một doanh nghiệp với các công nhân đang cần mẫn gia công khâu bóng, hăng say trồng trọt và chăn nuôi. Đó chính là minh chứng sâu sắc trong sự nghiệp cống hiến cho nghề của đồng chí nói riêng và của tập thể BGĐ cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức chung sức, chung lòng tạo nên.
Đồng chí, bác sỹ Đào Văn Hạnh đã tập trung lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn, tận dụng thời cơ và những thuận lợi vượt qua mọi khó khăn. Thực hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, BCĐ 03, 50 và hiện nay là BCĐ 2968, Cục PCTNXH và đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tỉnh Sơn La cùng sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh. Cùng với Lực lượng trẻ đông, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, các phong trào đoàn thể phát triển mạnh, …
Trong cuộc sống và trong công tác, đồng chí là người luôn biết vượt lên những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị. Trải qua thời gian xây dựng và phát triển đến nay cơ sở vật chất của Cơ sở ngày càng được hoàn thiện, bộ máy cán bộ được tăng cường đào tạo về trình độ lý luận và chuyên môn; Tập thể cán bộ Cơ sở có tinh thần trách nhiệm cao, nhận thức đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhà nước tin tưởng giao phó. Năm 2009 Trung tâm GDLĐ tỉnh (nay là Cơ sở Điều trị tỉnh Sơn La) và cá nhân đồng chí đã vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng và cá nhân đồng chí năm 2011 nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ LĐTBXH, của Tỉnh trong quá trình công tác.
Để Cơ sở ngày một phát triển. Bác sỹ Đào Văn Hạnh dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và xây dựng các đề tài khoa học có tính ứng dụng cao. Mới đây đồng chí là chủ nhiệm Dự án “Dê lai” thời gian thực hiện 30 tháng (từ 11/2016 – 1/2019) với nguồn kinh phí hơn 2 tỷ đồng đang được triển khai tại cơ sở. Tạo nguồn giống, việc làm cho học viên và bà con trong tỉnh. Ngoài ra, đồng chí còn là chủ nhiệm dự án “ Xây dựng mô hình nhân giống và trồng thâm canh cây Maccadamia tại Sơn La”, Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mô hình nhân giống cây mắc ca bằng phương pháp ghép cành tại TTGDLĐ với diện tích 5000m2, công suất 20.000 cây giống/năm. Qua đó cung cấp giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật trồng thâm canh cây mắc ca, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân tỉnh Sơn La.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của đơn vị là bấy nhiêu năm cống hiến nỗ lực của đồng chí. Bằng những thành tích đã đạt được và bằng sự tâm huyết với nghề, tấm lòng với người bệnh. Là một chuyên viên cao cấp đã từng giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH – Giám đốc Cơ sở ĐTNMT tỉnh, tham gia trong các ban chỉ đạo 2968. Đ/C luôn hoàn thành suất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó. Từ những năm khó khăn nhất cho đến nay lòng nhiệt huyết của đồng chí luôn cháy mãi theo thời gian. Cuối 2017 đ/c đã đủ tuổi nghỉ chế độ hưu trí. Đây là niềm tự hào phấn khởi của đồng chí.
Tập thể Chi bộ Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh chia tay đồng chí Đào Văn Hạnh nghỉ hưu theo chế độ
Học tập và làm theo tấm gương sáng về người Bác, người chú, người lãnh đạo, người đồng chí, hết lòng tận tụy với nghề. Cán bộ và học viên Cơ sở với tinh thần “ Thầy trách nhiệm – Trò quyết tâm” sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, duy trì, phát triển những thành quả mà đồng chí đã dốc lòng cống hiến, gây dựng. Để Cơ sở điều trị nghiện ma túy thỉnh Sơn La là đơn vị trong tốp đầu của hệ thống cơ sở điều trị nghiện ma túy của toàn quốc, góp phần quan trọng vào kết quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy của tỉnh Sơn La./.
Bài và ảnh: Phóng Giáo dục dạy nghề