Ngày 15/6/2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2022. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 thay thế Luật Thi đua, khen thưởng 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005; Luật Di sản văn hóa 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. Để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tìm hiểu rõ hơn và có sự so sánh những điểm mới được sửa đổi, bổ sung, xin giới thiệu rõ hơn về những điểm sửa đổi, bổ sung của Luật Thi đua, khen thưởng như sau:
1. Bổ sung đối tượng áp dụng tại Điều 2
Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung đối tượng của thi đua, khen thưởng là “hộ gia đình”; “tập thể người Việt nam định cư ở nước ngoài”
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Phạm vi điều chỉnh
| Điều 2. Luật này áp dụng đối với cá nhân, tập thể người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài.
| Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.
|
2. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 làm rõ thêm một số khái niệm tại Điều 3
- Thi đua: Bổ sung nội dung: “Do người có thẩm quyền phát động”
- Danh hiệu thi đua: Bổ sung nội dung: “khuyến khích bằng lợi ích vật chất” và bổ sung đối tượng được nhận danh hiệu thi đua: “hộ gia đình”
- Khen thưởng: Bổ sung đối tượng khen thưởng là “hộ gia đình”
- Làm rõ khái niệm sáng kiến; Bộ, ban, ngành, tỉnh và kỷ niệm năm “tròn”: Năm tròn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Giải thích từ ngữ
| Điều 3. Trong Luật này, các từ ngữ dưới đâyđược hiểu như sau: 1. Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3. Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua. | Điều 3. Giải thích từ ngữ
1.Thi đualà hoạt động có tổ chứcdo người có thẩm quyền phát độngvới sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể,hộgia đình.
2.Danh hiệu thi đualà hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinhvà khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối vớicá nhân, tập thể,hộgia đình có thành tích trong thi đua.
3.Khen thưởnglà việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể,hộgia đình có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 4.Sáng kiếnlàgiải phápcó tính mới vềkỹ thuật, quản lý, tác nghiệp,ứng dụng tiến bộ kỹ thuậtmang lạihiệu quả, lợi ích thiết thực đã được áp dụng tại cơ sở, có khả năng nhân rộng và được cấp có thẩm quyền công nhận. 5.Bộ,ban,ngành, tỉnhbao gồmBộ, cơ quan ngangBộ,cơ quan thuộc Chính phủ;Tòa án nhân dân tối cao;Việnkiểm sát nhân dân tối cao;Văn phòng Trung ương Đảng, cácban của Đảng và tương đương ởtrung ương;Văn phòng Quốc hội;Văn phòng Chủ tịch nước;Kiểm toánnhà nước;Ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcơ quan trung ươngcủacác tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương. 6.Năm trònlà số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”.
|
3. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 sửa đổi, bổ sung mục tiêu khen thưởng tại Điều 4
- Bổ sung một số nội dung mục tiêu của thi đua: Bổ sung đối tượng là “Hộ gia đình”; mục tiêu phát huy truyền thống yêu nước, “đoàn kết, đổi mới” và đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc …
- Luật sửa đổi, bổ sung Luật thi đua, khen thưởng năm 2013 mới chỉ dừng lại quy định ở mục tiêu của thi đua mà chưa quy định mục tiêu của khen thưởng. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung quy định về mục tiêu của khen thưởng tại khoản 2, Điều 4.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Mục tiêu của thu đua, khen thưởng | Điều 5 Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
| Điều 4. Mục tiêu của thi đua, khen thưởng 1. Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
|
4. Luật Thi đua, khen thưởng 2022 đã bổ sung nguyên tắc “minh bạch” trong thi đua, khen thưởng; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Đảm bảo bình đẳng giới trong thi đua khen thưởng.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng | Điều 6 1. Nguyên tắc thi đua gồm: a) Tự nguyện, tự giác, công khai; b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. 2. Nguyên tắc khen thưởng gồm: a) Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời; b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; d) Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
3. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.”
| Điều 5. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng 1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch; b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. 2.Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được; c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 3.Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
|
5. Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 không quy định các loại hình khen thưởng trong luật, nội dung này giao Chính phủ quy định; Điều 13 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định các loại hình khen thưởng. Đến Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã bổ sung quy định các loại hình khen thưởng vào Luật, được quy định tại Điều 8.
- Khen thưởng đối ngoại trước đây chỉ quy định khen cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở một trong các lĩnh vực. Nay, bổ sung khen thưởng cho “tập thể, cá nhân Người Việt nam định cư ở nước ngoài”.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Các loại hình khen thưởng
| Điều 13 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP 1. Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứ theo quy định xem xét, đánh giá, công nhận. 2. Khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề) là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động. 3. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất. Thành tích đột xuất là thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm. Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận. 4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động trong các giai đoạn cách mạng, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có thành tích, có thời gian tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định. 6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở một trong các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.
| Điều 8. Các loại hình khen thưởng 1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởngkịp thờicho cá nhân, tập thể, hộ gia đìnhlập được thành tích xuất sắc đột xuất. 3. Khen thưởngphong tràothi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đìnhcó thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua docấpcó thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặcthi đua theochuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trìnhtham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệpcông lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ,có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. 5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, cóquá trình công tác tronglực lượng vũ trang nhân dân. 6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
|
6. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bỏ hình thức khen thưởng “Huy hiệu” tại Điều 9.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Hình thức khen thưởng | Điều 8. Các hình thức khen thưởng gồm: 1. Huân chương; 2. Huy chương; 3. Danh hiệu vinh dự nhà nước; 4. "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng nhà nước"; 5. Kỷ niệm chương, Huy hiệu; 6. Bằng khen; 7. Giấy khen.
| Điều 9. Hình thức khen thưởng 1. Huân chương. 2. Huy chương. 3. Danh hiệu vinh dự nhà nước. 4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”. 5. Kỷ niệm chương. 6. Bằng khen. 7. Giấy khen.
|
7. Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 quy định căn cứ xét tăng danh hiệu thi đua và xét khen thưởng tại Điều 10; Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 tách ra quy định riêng thành 02 điều Điều 7 quy định căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua và Điều 10 căn cứ xét khen thưởng. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bỏ căn cứ “Đăng ký tham gia thi đua”. Căn cứ xét khen thưởng sử dụng từ “Thành tích đạt được” thay “phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích”; sử dụng từ “Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích” thay “trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích”.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Căn cứ xét thi đua, khen thưởng | Điều 10 1. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua: a) Phong trào thi đua; b) Đăng ký tham gia thi đua; c) Thành tích thi đua; d) Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua. 2. Căn cứ xét khen thưởng: a) Tiêu chuẩn khen thưởng; b) Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích; c) Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.
| Điều 7. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
1. Phong trào thi đua. 2. Thành tích thi đua. 3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
Điều 10. Căn cứ xét khen thưởng 1.Thành tích đạt được. 2.Tiêu chuẩn khen thưởng. 3. Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.
|
8. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác; các cơ quan thông tin đại chúng trong tổ chức, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại các điều 9, 12, 13, 19. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 được tổng hợp quy định chung vào Điều 13. Trong đó quy định rõ “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng…”. Ngoài ra, Luật mới cũng đã bổ sung quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nêu trên, đồng thời bổ sung vai trò Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Đưa quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng quy định tại Điều 19 Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 vào quy định tại khoản 5 Điều này; quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng: “tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; trình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng”.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Trách nhiệm của Cơ quan, tổ chức, cá nhân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác và Các cơ quan thông tin đại chúng |
Điều 9 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềncó trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởngtheo quy định của pháp luật.
Điều 12 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm: 1. Tuyên truyền, động viên các thành viêncủa mình và tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên nhândân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; 2. Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhànước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua; 3. Giám sát việc thực hiện pháp luật vềthi đua, khen thưởng.
Điều 13 Các cơ quan thông tin đại chúng có tráchnhiệm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua, khen thưởng.
Điều 19 Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởngcó trách nhiệm: 1. Tham mưu, đề xuất chủ trương trong công tác thi đua; 2. Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua; 3. Hướng dẫn tổ chức thi đua và kiểm tra thực hiện; 4. Tham mưu việc sơ kết, tổng kết, đềxuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
| Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng. 2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng. 3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm sau đây: a) Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; b) Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua; c) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng. 4. Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. 5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây: a) Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; b) Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua; c) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; trình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng; d) Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.
|
9. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 sửa đổi, bổ sung quy đinh về các hành vi bị nghiêm cấm trong thi đua, khen thưởng tại Điều 15: cụ thể hành vi:
- Tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.
- Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội.
- Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Hành vi bị nghiêm cấm | Điều 14. Nghiêm cấm các hành vi sau đây: 1. Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi; 2. Cản trở hoặc ép buộc tham gia các phong trào thi đua; 3. Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng; 4. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật; 5. Lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể trong thi đua, khen thưởng.
| Điều 15. Hành vi bị nghiêm cấm trong thi đua, khen thưởng 1. Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi. 2. Cản trở, nhũng nhiễu, tiêu cựctrong công tác thi đua, khen thưởng. 3. Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng. 4. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết địnhtặng danh hiệu thi đua, hình thứckhen thưởng trái pháp luật. 5. Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội. 6. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật. |
10. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 thay đổi cụm từ “thi đua theo đợt” thành “thi đua theo chuyên đề”; bổ sung quy định về phạm vi thi đua “Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp tổ chức” và thi đua trong “cơ quan, tổ chức, đơn vị” cho phù hợp với công tác tổ chức phong trào thi đua hiện nay (Điều 16)
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua
| Điều 15 1. Hình thức tổ chức thi đua gồm: a) Thi đua thường xuyên; b) Thi đua theo đợt. 2. Phạm vi thi đua gồm: a) Toàn quốc; b) Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và cơ sở.
| Điều 16. Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua 1. Hình thức tổ chức thi đua gồm: a) Thi đua thường xuyên; b) Thi đua theo chuyên đề. 2. Phạm vi tổ chức thi đua gồm: a) Toàn quốc; b) Bộ, ban, ngành,đoàn thể,địa phương; c) Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tổ chức; d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị. |
11. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung thêm một số nội dung tổ chức phong trào thi đua tại Điều 17
- Kiểm tra, giám sát phong trào thi đua.
- Tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Nội dung tổ chức phong trào thi đua | Điều 16 Nội dung tổ chức phong trào thi đua gồm: 1. Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua; 2. Xác định chỉ tiêu, khẩu hiệu và thời hạn thi đua; 3. Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua; 4. Phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua; 5. Sơ kết, tổng kết và khen thưởng thi đua.
| Điều 17. Nội dung tổ chức phong trào thi đua 1. Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung và tiêu chí, thời gian, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua. 2. Phát động, triển khai, thực hiện phong trào thi đua. 3. Kiểm tra, giám sát phong trào thi đua. 4. Tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến. 5. Sơ kết, tổng kết và khen thưởng.
|
12. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung thêm danh hiệu thi đua đối với tập thể là: Xã, phường, thị trấn tiêu biểu tại Điều 20
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Danh hiệu thi đua |
Điều 20 2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm: a) "Cờ thi đua của Chính phủ"; b) Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; c) "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng"; d) "Tập thể lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến"; đ) Danh hiệu thi đua đối với thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương là thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá. 3. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là "Gia đình văn hoá". 4. Các danh hiệu thi đua được xét tặng hàng năm hoặc theo đợt. | Điều 20. Danh hiệu thi đua đối với tập thể, hộ gia đình 1. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm: a) “Cờ thi đua của Chính phủ”; b) Cờ thi đuacủa Bộ,ban,ngành, tỉnh; c) “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”; d) “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”; đ) Xã,phường,thị trấn tiêu biểu; e) Thôn,tổ dân phốvăn hóa. 2. Danh hiệu thi đua đối vớihộgia đình là “Gia đìnhvăn hóa”.
|
13. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung và làm rõ điều kiện để tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; thẩm quyền xem xét, công nhận sáng kiến, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại Điều 21.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Chiến sĩ thi đua toàn quốc | Điều 21 Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
| Điều 21. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” 1.Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”đểtặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sauđây: a)Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có02lần liên tục được tặng danh hiệuchiến sĩ thi đuaBộ,ban,ngành, tỉnh; b)Có sáng kiếnđãđược áp dụng hiệu quảvà có khả năng nhân rộng trong toàn quốchoặccóđề tài khoa học, đề án khoa học,công trình khoa họcvà công nghệđãđược nghiệm thu vàáp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc. 2. Người đứng đầuBộ,ban,ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quảvà khả năng nhân rộng,phạm vi ảnh hưởngtrong toàn quốccủa sáng kiến,đề tàikhoa học, đề án khoa học, công trình khoa họcvà công nghệ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấucóphạm vi ảnh hưởngtrong toàn quốc. |
14. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung và làm rõ điều kiện để tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh; thẩm quyền xem xét, công nhận sáng kiến, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại Điều 22 để phù hợp với quy định về Điều lậ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh | Điều 22 Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở".
| Điều 22. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh 1.Danh hiệuchiến sĩ thi đuaBộ, ban, ngành, tỉnhđểtặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sauđây: a)Có thành tích xuất sắc tiêu biểuđược lựa chọntrong số những cá nhân có03lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; b)Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quảvà có khả năng nhân rộngtrongBộ,ban,ngành, tỉnh hoặccóđề tài khoa học, đề án khoa học,công trình khoa họcvà công nghệđãđược nghiệm thu vàáp dụng hiệu quả,có phạm vi ảnh hưởng trongBộ,ban,ngành, tỉnh hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượngCông an nhân dân. 2. Người đứng đầuBộ,ban,ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quảvà khả năng nhân rộng,phạm vi ảnh hưởngtrong Bộ,ban,ngành, tỉnh của sáng kiến, đề tàikhoa học, đề án khoa học,công trình khoa họcvà công nghệ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấucóphạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượngCông an nhân dân. |
15. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” đã sửa đổi: Theo quy định Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, sửa đổi năm 2013; Chiến sĩ thi đua cơ sở phải có sáng kiến được cơ sở công nhận… đồng thời phải được đánh giá, phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định: Chiến sĩ thi đua cơ sở Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận …
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” |
Điều 23 Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở"được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: 1. Đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu"Lao động tiên tiến" hoặc "Chiến sĩ tiên tiến"; 2. Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận | Điều 23. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây: 1. Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”; 2. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận. |
16. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định về danh hiệu “Lao động tiên tiến” tại Điều 24 như sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên: Hoàn thành tốt nhiệm vụ đã bao hàm các nội dung: Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; có đạo đức, lối sống lành mạnh (theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức)
- Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” | Điều 24 1.Danh hiệu "Lao động tiên tiến" được xét tặng cho cán bộ, công chức, công nhân, viên chức đạt các tiêu chuẩn sau: a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao; b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua; c) Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh. | Điều 24. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” 1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”đểtặng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao độngđạt các tiêu chuẩn sauđây: a)Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; b)Có tinh thần tự lực, tự cường,đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.
|
17. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định về danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” tại Điều 25, được quy định cụ thể, gồm 03 loại như sau:
- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức
- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức
- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên khi sơ kết, tổng kết phong trào.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Cờ thi đua của Chính phủ
| Điều 25 "Cờ thi đua của Chính phủ" được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau: 1. Có thành tích, hoàn thành vượt mức cácchỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc; 2. Là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong phong trào thi đua của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; 3. Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việcthực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hộikhác.
| Điều 25. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” 1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây: a) Có thành tích xuất sắc, hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác. 2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức. 3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên khi sơ kết, tổng kết phong trào. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |
18. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã sửa đổi quy định về tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh, được chia thành 02 loại:
- Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức
- Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh
| Điều 26 Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho tập thể thuộc bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt các tiêu chuẩn sau: 1. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thiđua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc củacấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; 2. Có nhân tố mới, mô hình mới để cáctập thể khác thuộc bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương học tập; 3. Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
| Điều 26. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh 1. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây: a) Hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh; b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác. 2. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào. 3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh. |
19. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định về danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc ” tại Điều 27 như sau:
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Tập thể lao động xuất sắc
| Điều 27 1. Danh hiệu "Tập thể lao động xuấtsắc" được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau: a) Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắcn hiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước; b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả; c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến"; d) Có cá nhân đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hànhchủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 2. Tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhândân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điềunày có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đócó ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu "Chiến sĩ tiên tiến" thìđược xét tặng danh hiệu "Đơn vị quyết thắng".
| Điều 27. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” 1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây: a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; b) Tích cực tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả; c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”; d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều này, có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”. 3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”. |
20. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định về danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” tại Điều 28; trong đó nâng tỷ lệ cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” từ có trên 50% lên có ít nhất 70%.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu | Điều 28 1. Danh hiệu "Tập thể lao động tiêntiến" được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau: a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạchđược giao; b) Có phong trào thi đua thường xuyên,thiết thực, có hiệu quả; c) Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạtdanh hiệu "Lao động tiên tiến" và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhândân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều nàycó trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu "Chiến sĩ tiêntiến" thì được xét tặng danh hiệu "Đơn vị tiên tiến".
| Điều 28. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” 1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây: a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; b) Tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả; c) Có ít nhất là 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 2. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, có ít nhất là 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. 3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”.
|
21. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu (Đây là danh hiệu lần đầu được quy định trong Luật Thi đua, khen thưởng). Đối với danh hiệu này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu |
| Điều 29. Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu 1. Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu để tặng hằng năm cho xã, phường, thị trấn dẫn đầu phong trào thi đua cấp huyện và đạt các tiêu chuẩn sau đây: a) Thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giao; b) Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; c) Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú; d) Môi trường an toàn, thân thiện, cảnh quan sạch đẹp; đ) Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định. |
22. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định tặng “Huân chương sao vàng” tại Điều 34
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Huân chương Sao vàng
| Điều 34 1."Huân chương Sao vàng" là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. "Huân chương Sao vàng" để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; b) Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với đất nước ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc các lĩnh vực khác. 3. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” và 25 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. 4. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho Nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với đất nước Việt Nam.”
| Điều 34. “Huân chương Sao vàng” 1. “Huân chương Sao vàng” làhuân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. “Huân chương Sao vàng” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhânchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vàđạt một trong các tiêu chuẩn sauđây: a) Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; b) Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với đất nước thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.
3. “Huân chươngSao vàng” để tặng choBộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội đạt các tiêu chuẩn sau đây: a) Đã được tặng “Huân chươngHồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ25 nămtrở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập; b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng,của dân tộc;nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. 4. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đươngthuộc Bộ Quốc phòng,hệ lực lượng trong Công an nhân dân, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, ban, ngànhđạt các tiêu chuẩn sauđây: a) Đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh”và sau đó có liên tục từ25 nămtrở lên đến thời điểm đề nghịlập đượcnhiềuthành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập; b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng,của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. 5.Tập thể đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lầntiếp theothì thời gian và tiêu chuẩn đề nghị tặng“Huân chương Sao vàng”được tính từ khi được tặng“Huân chương Hồ Chí Minh”lầngần nhất. 6. “Huân chương Sao vàng” để tặng chonguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối vớinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Namđược Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị. 7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Sao vàng” đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. |
23. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định cụ thể khen thưởng đối với người nước ngoài có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam:
- Đối tượng khen thưởng là cá nhân người nước ngoài đối với Huân chương Hồ Chí Minh (Điều 35)
- Cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài đối với Huân chương Độc lập các hạng (Điều 36, 37 và Điều 38)
- Huân chương Lao động các hạng (Điều 42, 43 và Điều 44).
- Quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Hữu nghị” Khoản 1 Điều 53
- Quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Huy chương Hữu nghị (Điều 58).
- Quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” tại Khoản 2 Điều 68
- Quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tại Khoản 7 Điều 73
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Khen thưởng đối với người nước ngoài | Điều 35. Huân chương Hồ Chí Minh
| Bổ sung khoản 5 Điều 35 Huân chương Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
5. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho người nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị. |
Khen thưởng đối với người nước ngoài | Điều 36, Điều 37, Điều 38 (Huân chương Độc lập các hạng)
| Bổ sung khen thưởng “Huân chương Độc lập” đối với người nước ngoài tại Khoản 4 Điều 36, Khoản 4 Điều 37, Khoản 4 Điều 38 (Huân chương Độc lập các hạng), cụ thể: - Tại khoản 4 Điều 36: “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị. - Tại khoản 4 Điều 37: “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có nhiều thành tích xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị. - Tại khoản 4 Điều 38: “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị. |
Khen thưởng đối với người nước ngoài | Điều 42, Điều 43, Điều 44 (Huân chương Lao động các hạng)
| Bổ sung khen thưởng đối “Huân chương Lao động” với người nước ngoài tại Khoản 6 Điều 42, Khoản 6 Điều 43, Khoản 6 Điều 44 (Huân chương Lao động các hạng), cụ thể: - Tại Khoản 6 Điều 42: “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị. - Tại Khoản 6 Điều 43: “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị. - Tại Khoản 6 Điều 44: “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị. |
Khen thưởng đối với người nước ngoài | Điều 51. "Huân chương Hữu nghị" để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài, tặng cho tập thể người nước ngoài có những đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
| Bổ sung và làm rõ hơn việc khen thưởng “Huân chương Hữu nghị” Khoản 1 Điều 53, như sau: 1. “Huân chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tập thể người nước ngoài có đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước trên thế giới và đạt các tiêu chuẩn sau đây: a) Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam; b) Có đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước hoặc công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam; có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị. |
Khen thưởng đối với người nước ngoài | Điều 57. "Huy chương Hữu nghị" để tặng cho người nước ngoài có thời gian làm việc tại Việt Nam, có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
| Bổ sung và làm rõ hơn việc khen thưởng "Huy chương Hữu nghị" Khoản 1 Điều 58, như sau: 1. “Huy chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài thuộc đối tượng sau đây: a) Người nước ngoài trong các cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước, Chính phủ nước ngoài tương đương Bộ, ban, ngành, tỉnh; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên hoặc có quan hệ đối tác; hội hữu nghị của các nước với Việt Nam; hội hữu nghị cấp tỉnh, bang, thành phố của các nước có quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng, cơ quan đại diện thường trú của các tổ chức quốc tế, tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc tại Việt Nam; tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam; b) Lãnh sự Danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài có thời gian đảm nhiệm chức vụ từ 03 năm trở lên; c) Người nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng có thời gian đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ 05 năm trở lên. |
Khen thưởng đối với người nước ngoài |
Khoản 2 Điều 66. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” 2. "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng nhà nước" cũng được tặng cho người nước ngoài có tác phẩm, công trình nghiên cứu về Việt Nam. | Bổ sung và làm rõ hơn việc khen thưởng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” tại Khoản 2 Điều 68 như sau: 2. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam, là tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm, công trình nghiên cứu về Việt Nam. |
24. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bỏ quy định về tặng “Huy hiệu” tại Điều Điều 5 nêu trên. Điều 72 quy định về tặng Kỷ niệm chương: Đã bổ sung quy định rõ ràng, cụ thể hơn về Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Bộ, ban, ngành, tỉnh … ;
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Kỷ niệm chương | Điều 69 Kỷ niệm chương hoặc Huy hiệu để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Huy hiệu để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tên Kỷ niệm chương, tên Huy hiệu, đối tượng và tiêu chuẩn tặng Kỷ niệm chương, Huy hiệu do bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Kỷ niệm chương, Huy hiệu phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương | Điều 71. Kỷ niệm chương 1. Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội. Tên kỷ niệm chương, đối tượng, tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định. 2. Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Bộ, ban, ngành, tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương. Tên kỷ niệm chương, đối tượng và tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Bộ, ban, ngành, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương quy định. 3. Tên kỷ niệm chương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương.
|
25. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã bổ sung nhiều quy định về đối tượng, các trường hợp được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ; tiêu chuẩn được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ trong từng trường hợp cụ thể để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân dễ nghiên cứu, thực hiện, như:
- Sửa tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ thoe Luật sửa đổi năm 2013: “Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” này sửa thành “Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” mà danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” theo quy định tại Điều 23 “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận”
- Bổ sung, chỉ rõ đối tượng được tặng:
+ “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân, người lao động chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
+ “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.
+ “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.
+ “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho hộ gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.
+ “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Bằng khen của Thủ tướng chính phủ | Điều 71 1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét trong phong trào thi đua; b) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; c) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương; đối với công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích trong lao động sản xuất có phạm vi ảnh hưởng trong cấp huyện hoặc tương đương.
2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Lập được thành tích đột xuất, thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương; b) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét trong phong trào thi đua; c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.”
| Điều 73. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” 1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét trong phong trào thi đua; b) Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; c) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc được giải thưởng ở khu vực; d) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo. 2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân, người lao động chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này; b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong lao động, sản xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong lĩnh vực, ngành, nghề; c) Công nhân có sáng kiến mang lại lợi ích giá trị cao, có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp đểnâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề; d) Nông dân có mô hình sản xuất hiệu quả, ổn định từ 02 năm trở lên, có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện và giúp đỡ hộ nông dân khác phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. 3. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận. 4. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: a) Lập được thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh; b) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo; c) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức; d) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động hoặc phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên; đ) Có thành tích xuất sắc trong phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước; e) Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 02 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh. 5. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận. 6. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho hộ gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội. 7. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận. |
26. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 sửa đổi, bổ sung các quy định về đối tượng, tiêu chuẩn tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh (Điều 74)
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh | Điều 72 1. Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua; b) Lập được nhiều thành tích, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương; đối với công nhân, nông dân, người lao động có nhiều thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã. 2. Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua; b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; c) 2 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.”
| Điều 74. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh 1.Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động; b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh; c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo; d) Có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở; đ) Công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích trong lao động, sản xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. 2. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận. 3. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua; b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh; c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo; d) Có 02 năm liên tục được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 4. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận. 5. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho hộ gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội. 6. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.
|
27. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung hình thức tặng và truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” tại Khoản 2, Điều 96 (Khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến), cụ thể:
- Có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, trung thành với cách mạng, có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên.
- Thanh niên xung phong hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đã được công nhận liệt sĩ thì được truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang |
| Bổ sung hình thức tặng và truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” tại Khoản 2, Điều 96, như sau: 2. Thực hiện tặng và truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” đối với Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, trung thành với cách mạng, có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên. Thanh niên xung phong hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đã được công nhận liệt sĩ thì được truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; |
28. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định cụ thể các trường hợp được thực hiện quy trình khen thưởng theo thủ tục đơn giản:
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Khen thưởng theo thủ tục đơn giản | Điều 85 1. Những trường hợp có đủ các điều kiện sau đây được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản: a) Việc khen thưởng phục vụ yêu cầu chínhtrị, kịp thời động viên, khích lệ quần chúng; b) Cá nhân, tập thể lập được thành tíchxuất sắc đột xuất trong chiến đấu, công tác, lao động, học tập; c) Thành tích, công trạng rõ ràng.
2. Việc khen thưởng theo thủ tục đơn giản do Chính phủ quy định.
| Điều 85. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản 1. Việc đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng theo thủ tục đơn giản được áp dụng đối với các trường hợp sau đây: a) Việc khen thưởng phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước nhằm kịp thời động viên, khích lệ quần chúng; b) Cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc được giải thưởng quốc tế của khu vực hoặc thế giới; c) Khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện; d) Khen thưởng cống hiến, khen thưởng niên hạn, khen thưởng đối ngoại; đ) Khen thưởng thành tích có nội dung bí mật nhà nước. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
|
29. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã bổ sung quy định và làm rõ hơn các trường hợp xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng tại Điều 93: Quy định Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; 2. các trường hợp Quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi; các trường hợp cá nhân, pháp nhân bị tước danh hiệu vinh dự Nhà nước.
Nội dung thay đổi | Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng |
Điều 96 1. Người nào gian dối trong việc kê khaithành tích để được khen thưởng thì bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng vàbị thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã nhận; tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm mà còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định củapháp luật. 2. Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làmgiả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng; người lợidụng chức vụ quyền hạn quyết định khen thưởng trái pháp luật thì tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặcbị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theoquy định của pháp luật.
Điều 97 1. Cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước mà vi phạm pháp luật thì có thể bị tước danh hiệu vinh dựnhà nước đó theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. 2. Việc tước danh hiệu vinh dự nhà nước doChủ tịch nước quyết định.
|
Điều 93. Xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng 1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: a) Có hành vi gian dối trong việc kê khai công trạng, thành tích để được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; b) Cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; c) Thẩm định, xét, duyệt, đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái quy định của pháp luật; d) Có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc người đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có vi phạm, khuyết điểm dẫn đến không bảo đảm tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong khoảng thời gian tính thành tích hoặc liên quan đến công trình, tác phẩm là cơ sở để tặng giải thưởng. 3. Cá nhân được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ kháng chiến, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác bị áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình hoặc tham gia hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước, đào ngũ, phản bội, chiêu hồi mà bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước. 5. Pháp nhân thương mại được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước. 6. Cá nhân, pháp nhân thương mại bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước mà sau đó có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này thì được phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước. 7. Chủ tịch nước quyết định tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước. 8. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã được xét tặng. 9. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng; thủ tục tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.
|
30. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung và làm rõ hơn tại Điều 67 về tiêu chuẩn tặng danh hiệu (“Nghệ nhân nhân dân”: chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 20 năm trở lên, “Nghệ nhân ưu tú”: chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 15 năm trở lên); bỏ cụm từ “phi vật thể”, thời gian xét tặng và công bố từ 02 năm lên 03 năm; Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Nội dung thay đổi | Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 | Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 |
Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”
| Điều 65 1. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể. 2. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng đặc biệt xuất sắc; c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể; d) Được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong cả nước. 3. Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau: a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng xuất sắc; c) Có công trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể; d) Được đồng nghiệp, quần chúng mến mộ; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của địa phương. 4. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.”
| Điều 67. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” 1. Danh hiệu “Nghệ nhânnhân dân”, “Nghệ nhânưu tú”đểtặngcho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 2.Danh hiệu “Nghệ nhânnhân dân”đểtặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhânưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sauđây: a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; b) Có phẩm chất đạo đức tốt; kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 20 năm trở lên; c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; d) Được đồng nghiệpvà Nhân dânmến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cả nước. 3.Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”đểtặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sauđây: a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; b) Có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 15 năm trở lên; c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; d) Được đồng nghiệpvà Nhân dânmến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương. 4.Danh hiệu “Nghệ nhânnhân dân”, “Nghệ nhânưu tú” được xéttặngvà công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánhnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 5. Chính phủ quy định chi tiếtĐiều này.
|
Nguồn: https://sonoivu.sonla.gov.vn/