Bước 1: Tiếp nhận, phân loại
1. Thực hiện các thủ tục tiếp nhận người cai nghiện theo nội quy, quy chế của cơ sở; đối chiếu, kiểm tra hồ sơ đầu vào (quyết định, sơ yếu lý lịch, …).
2. Khám sức khỏe ban đầu, xét nghiệm ma túy, khai thác tiền sử bệnh lý phân loại đối tượng, lập biên bản tiếp nhận và bàn giao, lập hồ sơ bệnh án.
3. Kiểm tra người, đồ dùng cá nhân; Lưu trữ tài sản cá nhân (nếu có) theo quy định và cấp phát đồ dùng, tư trang cá nhân theo chế độ của học viên, chụp ảnh hoàn thiện hồ sơ.
4. Thu thập thông tin cá nhân của người nghiện ma túy để tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện, gồm: độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, loại ma túy sử dụng, mức độ sử dụng, trình độ học vấn, nghề nghiệp và các vấn đề khác về bản thân, gia đình người nghiện ma túy theo Mẫu số 19 Phụ lục II Nghị định này.
5. Thông tin về phương pháp cai nghiện, chương trình cai nghiện; tư vấn, giải đáp các thắc mắc cho người nghiện ma túy.
6. Phân loại đối tượng và tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện ma túy theo Mẫu số 20 Phụ lục II Nghị định này.
7. Các phòng chuyên môn Y tế phục hồi sức khỏe, Cơ sở Vệ tinh, Quản lý học viên, Tổ chức - Hành chính - Kế toán, Giáo dục dạy nghề tư vấn hòa nhập cộng đồng phối hợp thực hiện.
Bước 2: Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác
1. Khám, xây dựng bệnh án đối với người cai nghiện; chú ý các dấu hiệu rối loạn tâm thần, bệnh cơ hội.
2. Xác định loại ma túy, liều lượng ma túy người nghiện sử dụng để xây dựng phác đồ điều trị cắt cơn, giải độc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Thực hiện các biện pháp tâm lý trị liệu nhằm giảm bớt lo âu cho người nghiện trước khi điều trị cắt cơn, giải độc.
4. Thực hiện phác đồ điều trị theo các quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
4.1 Điều trị cắt cơn cho nghiện nhóm Opiats
a.Thải độc:
- Glucose 5% x 500 ml – truyền tĩnh mạch LX giot/phút.
- Rinerlactat x 1000 ml – truyền tĩnh mạch LX giọt/ phút
b. Giải độc, bảo vệ gan:
- Boganic x 04 viên uồng chia 2 lần (8h, 14h)
- Eganin x 02 viên uồng chia 2 lần (8h, 14h)
c. Giải độc thần kinh:
- Vitamin 3B x 04 viên uồng chia 2 lần (8h, 14h)
- Piracetam 400mg x 04 viên uồng chia 2 lần (8h, 14h)
- Hoặc Cinarizine 5 x 04 viên uồng chia 2 lần (8h, 14h)
d. An thần, giải lo âu:
- Thuốc nền là Diazepam 5mg x 06 viên uống 3 lần ( 8h, 14h, 20h,). Điều trị 4 – 5 ngày cắt.
- Sulpirid 50 mg x 03 viên uống 3 lần( 8h, 14h,– 20h,)
- Amitriptylin 25 mg x 02 viên uồng chia 2 lần (8h, 20h)
e. Điều trị các triệu chứng kèm theo:
- Kích động: Haloperidon 1,5 mg x 2 – 6 viên /ngày
Hoặc Levomepromazin 25 mg x 2 – 8 viên/ngày
Trường hợp kích động mạnh dùng Haloperidon 5mg tiêm bắp 1-4 ống/ngày.
-Trầm cảm : Amitriptylin 25 mg x 3-4 viên /ngày
Hoặc: Sertralin 50 mg x 2 – 4 viên/ngày
Kết hợp : Carbamazepin hoặc Depakin.
- Đau mỏi (cù) : Paracetamol 500mg x 2- 4 viên/ngày
- Đau bụng, đi ngoài : Papaverin 40 mg x 2- 6 viên/ ngày
- Hạ huyết áp : Heptaminol x 2 – 4 viên/ ngày
- Mất ngủ : Alimenazin 5 mg x 2 - 4 viên/ngày.
( Phác đồ trên có thể tăng, giảm tùy thuộc tình trạng cơ thể của người bệnh, thời gian nghiện ma túy, loại ma túy sử dụng)
4.2. Điều trị trầm cảm liên quan sử dụng ATS
a) Sử dụng các thuốc chống trầm cảm: uống mirtazapine 15-30mg/ngày hoặc sertraline 50mg/lần, 1-2 lần/ngày hoặc các thuốc chống trầm cảm khác thuộc nhóm SSRI.
b) Thuốc giải lo âu: uống diazepam 5 mg/lần, 1-2 lần/ngày, không quá 07 ngày.
4.3. Áp dụng các bài thuốc đông y hoặc thuốc từ dược liệu tại vườn thuốc nam của Cơ sở đun nồi xông vào ngày thứ 5, thứ 7 và thứ 10 giúp cho bệnh nhân giảm đau, an thần, hạ nhiệt, chống co thắt...
Thành phần nồi xông:
- Lá tre 20 gam
- Lá bưởi 20 gam
- Cây kinh giới 20 gam
- Cây bặc hà 20 gam
- Hoa và lá hương nhu 20 gam
- Cây sả 20 gam
- Cành và lá cây hoắc hương 20 gam
5. Thời gian điều trị cắt cơn, giải độc Thực hiện từ 10 - 20 ngày, sau đó tổ chức xét nghiệm và chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
6. Các phòng chuyên môn phối hợp thực hiện: Y tế phục hồi sức khỏe, Cơ sở Vệ tinh, Giáo dục dạy nghề tư vấn hòa nhập cộng đồng.
Bước 3: Giáo dục, tư vấn phục hồi hành vi, nhân cách
1. Rà soát, kiểm tra, đánh giá phân loại nhóm học viên theo trình độ văn hóa, sức khỏe để tổ chức học tập nội quy, quy chế, các chuyên đề: giáo dục công dân, sức khỏe và cộng đồng, pháp luật, đạo đức, truyền thống dân tộc và chuyên đề phù hợp khác với số lượng, trình độ học vấn của học viên.
2. Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý nhằm điều trị các rối loạn tâm thần, nâng cao kỹ năng sống, giá trị sống, tư duy tích cực, kỹ năng tự quản lý bản thân cho người cai nghiện.
3. Kết hợp việc học tập, trị liệu với việc tư vấn, khuyến khích người cai nghiện tham gia các hoạt động lao động sinh hoạt hàng ngày tại cơ sở để tạo ý thức, thói quen tốt trong sinh hoạt.
4. Tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa, thể thao, các chương trình sinh hoạt tập thể, trò chơi vận động cho người cai nghiện thường xuyên.
5. Các phòng chuyên môn Y tế phục hồi sức khỏe, Cơ sở Vệ tinh, Quản lý học viên, Quản lý cai nghiện tự nguyện, Giáo dục dạy nghề tư vấn hòa nhập cộng đồng phối hợp thực hiện.
Bước 4: Lao động trị liệu, học nghề
1. Căn cứ kết quả phân loại tổ chức dạy xóa mù chữ cho các học viên chưa biết đọc, chưa biết viết. Đối với các học viên từ 12-18 tuổi Cơ sở phối hợp với phòng giáo dục huyện Mai Sơn tổ chức dạy học, thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp và cấp văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
2. Tổ chức các hoạt động lao động trị liệu nhằm giúp người cai nghiện cải thiện về sức khỏe thể chất, tâm trí, tăng cường ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động, nâng cao tinh thần tự lập và giúp người cai nghiện nhận thức được giá trị của lao động.
3. Căn cứ vào số lượng học viên, phân loại theo sức khoẻ, độ tuổi, giới tính, trình độ, thời gian, nguyện vọng của học viên để xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, lao động trị liệu phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Đánh giá kết quả học tập, lao động trị liệu của học viên để có chế độ bồi dưỡng phù hợp và hình thức khen thưởng, động viên kịp thời giúp học viên an tâm hoàn thành tốt việc điều trị, cai nghiện tại Cơ Sở.
5. Các phòng chuyên môn phối hợp thực hiện: Y tế phục hồi sức khỏe, Cơ sở Vệ tinh, Giáo dục dạy nghề tư vấn hòa nhập cộng đồng, Quản lý học viên, Quản lý cai nghiện tự nguyện, Lao động trị liệu hướng nghiệp.
Bước 5: Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng
Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch cai nghiện ma túy (Mẫu 20 của Nghị định 116/2021/NĐ-CP).
Trước 30 ngày học viên hết thời gian cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở, các phòng chuyên môn phối hợp đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch cai nghiện ma túy theo các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Phòng Tổ chức - Hành chính - Kế toán có trách nhiệm rà soát, xác định nơi cư trú của người cai nghiện để chuẩn bị thực hiện biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; lập danh sách học viên hết thời hạn trong tháng, gửi về Tòa án nhân dân cấp huyện, thành phố. Cung cấp thông tin về biện pháp quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng và các chính sách hỗ trợ hòa nhập của nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy; giới thiệu, cung cấp thông tin, địa chỉ dịch vụ công tác xã hội, nhóm sinh hoạt đồng đẳng tại địa phương cho người cai nghiện ma túy.
- Phòng Y tế phục hồi sức khỏe có trách nhiệm đánh giá kết quả theo mục I và II (Điều trị y tế và Hỗ trợ phục hồi) của Kế hoạch cai nghiện ma túy.
- Phòng Giáo dục dạy nghề tư vấn hòa nhập cộng đồng có trách nhiệm đánh giá kết quả theo mục III (Giáo dục, tư vấn phục hồi hành vi, nhân cách), phần 3.2 (Học nghề) của mục IV và phần 3 (Tư vấn cho người cai nghiện xây dựng kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng) của mục V theo Kế hoạch cai nghiện ma túy. nghề tư vấn các biện pháp phòng, chống tái nghiện cho người nghiện cai nghiện ma túy; kỹ năng từ chối sử dụng ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng. Phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người cai nghiện ma túy.
- Phòng Lao động trị liệu hướng nghiệp có trách nhiệm đánh giá kết quả theo mục IV (Lao động trị liệu, học nghề) của Kế hoạch cai nghiện ma túy.
- Phòng Quản lý học viên, Phòng Quản lý cai nghiện tự nguyện và Cơ sở vệ tinh Thuận Châu có trách nhiệm đánh giá kết quả theo phần 1 và 2 của mục V (Đánh giá, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng) theo Kế hoạch cai nghiện ma túy.
CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN
Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27 của Nghị định 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.